Văn bản chỉ đạo của HĐND

TIN TỨC SỰ KIỆN - TIÊU BIỂU

MTTQ thành phố Hà Nội kiểm tra công tác vay vốn ủy thác với ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm tại xã Kim Sơn.
Ngày đăng 20/09/2019 | 09:33  | Lượt truy cập: 1457

Sáng 20/9, tại xã Kim Sơn, Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn-Phó chủ tịch Mặt Trận Tổ quốc, Thành viên Ban đại diện Ngân hàng CSXH Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn tổ chức kiểm tra về việc thực hiện Chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ tại xã Kim Sơn.

    Theo thống kê, đến hết ngày 19/9, dư nợ ủy thác tại xã Kim Sơn đạt 19.386 triệu đồng, huy động tiết kiệm đạt 2.155 triệu đồng.

Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc TP Hà Nội  Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại buổi kiểm tra.

    Qua kiểm tra cho thấy, Các Hội đoàn thể nhận ủy thác tại xã Kim Sơn đã làm tốt công tác nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, huy động tiền gửi tiết kiệm tại tổ tiết kiệm và vay vốn, tiết kiệm dân cư tại điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH, thực hiện đúng quy trình vay vốn. Các nguồn vốn vay đảm bảo đúng đối tượng được thụ hưởng. Bên cạnh đó, công tác quản lý nguồn vốn được thực hiện nghiêm túc, việc thu nợ, thu lãi đúng kế hoạch không để phát sinh nợ quá hạn, giúp các hộ vay vốn làm ăn có hiệu quả, đặc biệt phát triển trồng cây ăn quả tại địa phương.

    Thông qua buổi kiểm tra, các tổ trưởng và cán bộ hội đoàn thể đã được nắm vững thêm về phương pháp quản lý vốn, hỗ trợ hội viên các thủ tục vay vốn, quy trình vay vốn. Đội ngũ cán bộ hội cơ sở được chia sẽ những kinh nghiệm trong công tác tín dụng chính sách, giải đáp thắc măc về vức vay, lãi xuất cho vay, các chương trình cho vay… đưa ra những đề nghị về nhu cầu vay vốn ưu đãi của NHCSXH, qua đó đề nghị được tiếp cận nguồn vốn để người dân có cơ hội được vay vốn phát triển kinh tế./.

Hoàng Anh

Hội nghị tọa đàm chuyên đề áp dụng hệ thống Iso 9001:2015 vào khối nhà trường
Ngày đăng 18/09/2019 | 04:19  | Lượt truy cập: 1542

 Đồng chí Lý Duy Thanh - Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.

Đại biểu nhà trường trao đổi tại hội nghị.

    Việc áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào công tác của nhà trường đã được triển khai thực hiện điểm tại 06 trường mầm non và 01 trường tiểu học và 03 trường THCS trên địa bàn Huyện. Tại các trường làm điểm, bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Thông qua việc áp dụng hệ thống, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tra cứu tài liệu; lưu trữ hồ sơ giải quyết công việc đảm bảo khoa học; nâng cao chất lượng xây dựng các quy trình nội bộ, hường tới chuẩn hóa các quy trình. Trong đó, các trường như trường mầm non Lệ Chi, mầm non thị trấn Trâu Quỳ, tiểu học Cao Bá Quát áp dụng hệ thống đạt hiệu quả, gắn được vớicông tác quản lý dạy và học của nhà trường.

Phó chủ tịch UBND huyện Lý Duy Thanh phát biểu tại hội nghị.

    Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về những khó khăn, làm rõ hơn những quy trình quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào công tác của các nhà trường.

    Thông qua tọa đàm, các đại biểu các trường học trên địa bàn Huyện đã có thêm kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015, hiểu được mục đích cũng như lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn  ISO 9001: 2015; nắm bắt được những kỹ năng để chuyển đổi từ hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015, nhằm chủ động trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục của các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn Huyện./.

Hoàng Anh

Chăm sóc lúa mùa sau cấy.
Ngày đăng 18/09/2019 | 07:17  | Lượt truy cập: 2325

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung trồng lúa nói riêng, quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến năng suất lúa.

    Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật chăm sóc lúa sau cây:

    Khử chua và làm giảm ngộ độc hữu cơ cho ruộng: 

    Hiện nay, phần lớn rơm rạ sau thu hoạch vụ xuân đều để lại ruộng. Do không có thời gian làm dầm để rạ rơm phân hủy nên sau gieo cấy nếu không xử lý tốt sẽ làm lúa bị ngộ độc hữu cơ, chậm phát triển thậm chí bị chết sớm.

    Để giảm thiểu mối nguy hại này, sau gieo cấy cần bổ sung vào đất lúc cày bừa một trong những chế phẩm sau: Vôi tả (20 kg/sào), Pennat P, chế phẩm Tricodecma hoặc phân bón vi sinh đa chủng Azotobacterin theo hướng dẫn trên bao bì. Các chế phẩm này có tác dụng làm phân hủy nhanh rơm rạ thành mùn hữu cơ cho ruộng lúa, giảm axit gây ngộ độc đất…

    Điều tiết nước để lộ ruộng xen kẽ: 

    Môi trường dễ gây ngộ độc hữu cơ cho ruộng lúa là môi trường yếm khí (thiếu oxy) vì vậy ruộng lúa non cần phải được tưới nước và để lộ ruộng xen kẽ nhằm hạn chế lúa bị ngộ độc - héo úa. Biện pháp cụ thể là:

    - Đối với lúa cấy: Cần thường xuyên giữ  mức nước từ 1 - 2 cm và để lộ ruộng khoảng 1 - 2 ngày/tuần nhằm tăng cường oxy lưu thông vào đất và giảm axit độc sản sinh do rơm rạ phân hủy. Nếu lúa chậm bén rễ hồi xanh và có triệu chứng của ngộ độc hữu cơ (lá vàng, rễ thâm đen, cây ngừng phát triển) thì cần thay nước ruộng, sục bùn cho oxy lưu thông vào đất và bón thêm vôi tả hoặc bổ sung chế phẩm nấm Tricoderma vào ruộng kết hợp phun phân qua lá 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 ngày để lúa nhanh hồi phục.

    - Đối với lúa gieo thẳng: Sau khi gieo chỉ cần giữ ẩm cho ruộng và để lộ ruộng khoảng 2 - 3 ngày sau gieo. Tiếp đó tưới nước láng mặt ruộng xen kẽ có ngày để lộ ruộng cho rơm rạ phân hủy nhanh hơn, giảm thiểu ngộ độc cho lúa non. Có thể sử dụng các loại phân bón siêu ra rễ để lúa non phát triển thuận lợi hơn.

    Chăm sóc: 

    Đối với lúa cấy cần bón thúc cho lúa đẻ nhánh khi cây đã bén rễ hồi xanh với lượng khoảng 3 - 4 kg ure + 2 - 3 kg kali clorua/sào hoặc bón 8 - 10 kg NPK Đầu Trâu L1 hay bón phân 3 màu (12:5:10-14). Duy trì mức nước 2 - 3 cm giúp lúa đẻ nhánh thuận lợi.

    * Chú ý:

   - Nếu thời điểm bón phân thúc lúa đẻ nhánh có nhiều trận mưa rào thì cần giảm lượng đạm để cân đối dinh dưỡng cho lúa.

    - Thời tiết khi bón phân cho lúa lại bất thuận (nắng nóng hoặc mưa kéo dài) tốt nhất chọn một trong những loại phân bón tổng hợp NPK thay thế phân ure + kali để giảm thiểu lượng phân bị thất thoát do bay hơi hoặc rửa trôi.

    - Đối với lúa gieo thẳng: Lần bón phân thứ nhất khi cây lúa có lá thật đầu tiên (lá thứ 2 trên cây). Trộn đều khoảng 2 kg ure và 1 kg kali bón vào lúc chiều mát. Lần tiếp theo là bón thúc cho lúa đẻ nhánh khi cây đạt 3 lá thật kết hợp với tỉa dặm. Lượng phân bón đợt này khoảng 3 - 4 kg ure + 2 - 3 kg kali hoặc 8 - 10 kg NPK Đầu Trâu L1 hay phân 3 màu (12:5:10-14). Cần duy trì mức nước trong ruộng từ 2 - 3 cm để phân bón dễ chuyển đổi, lúa hấp thu tốt hơn.

    - Sử dụng thuốc cỏ và diệt trừ ốc bươu vàng hại lúa: Vụ mùa do thời tiết ấm nóng nên cần chú ý sử dụng thuốc trừ cỏ sớm ngay sau khi gieo cấy.

    - Đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (Sofit 300EC; Prefit 300EC; Vithafit 300EC; Chani 300EC, Heco 600EC; Taco 600EC) nên phun sau gieo cấy từ 1 - 3 ngày duy trì mức nước liên tục trong vòng 3 ngày sau phun ở mức 1 - 3 cm.

    - Sử dụng các thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm (Subrai 36WP, Fenrim 18.5WP, Sunrice 15WDG ) phun hoặc trộn tro bếp rắc sau gieo cấy 5 - 14 ngày.

    Nắng nóng xen kẽ mưa rào nên ốc bươu vàng sẽ phát sinh, gây hại mạnh. Vì vậy, cần chú ý diệt trừ bằng nhiều cách như bắt thủ công hay dùng thuốc rắc ruộng. Nếu dùng thuốc diệt ốc bươu vàng nên chọn các loại thuốc có tính an toàn cao cho lúa và môi trường sinh thái như Cap gold 750WP, Tatoo 6GR, Pazol 700WP, HN- SAMOLE 700WP…

    Trong đó Cap gold 750WP là thuốc trừ ốc bươu vàng có tác dụng xông hơi và vị độc tiên tiến nhất hiện nay. Nó có tính dẫn dụ đồng thời ức chế men hô hấp và trao đổi chất trong cơ thể ốc./.

Sưu tầm

Thường trực HĐND huyện giám sát công tác quản lý đất đai tại xã Kiêu Kỵ.
Ngày đăng 18/09/2019 | 07:54  | Lượt truy cập: 1673

Chiều 03/9, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND huyện tổ chức giám sát về công tác quản lý đất đai tại xã Kiêu Kỵ. Tham dự và chủ trì buổi giám sát có đồng chí Phùng Xuân Việt-Phó Chủ tịch HĐND huyện, Phó trường đoàn giám sát của Thường trực HĐND huyện.

    Đoàn giám sát đã đi khảo sát, kiểm tra thực tế hiện trường một số vị trí xử lý vi phạm đất công và một số phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Kiêu Kỵ và tổ chức làm việc trực tiếp nghe xã báo cáo các nội dung theo yêu cầu của Đoàn giám sát.

Đoàn giám sát tại hiện trường.

    Trong thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn xã Kiêu Kỵ đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, có nhiều chuyển biến và dần đi vào nề nếp theo quy định. Công tác cấp Ciấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đã giao cho các hộ cơ bản hoàn thành với 1249/1250 Giấy chứng nhận. Xã đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch của UBND huyện về xử lý các tồn tại, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng quỹ đất công do xã quản lý và các kết luận thanh tra của các cấp có thẩm quyền về lĩnh vực quản lý đất đai; các kế hoạch về xử lý tồn tại các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên diện tích đất công do xã quản lý…

Các đại biểu thảo luận tại hội nghị.

    Tuy nhiên, trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại xã Kiêu Kỵ vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như: công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở còn chậm (năm 2019 cấp được 4/20 GCN), chỉ tiêu thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt thấp và còn nhiều sai sót thông tin của người nộp thuế; còn tồn tại 71 công trình lều lán tạm trên diện tích đất nông nghiệp; vẫn còn một số phương án chuyển đổi cơ câu cây trồng thực hiện chưa đúng nội dung phương án được phê duyệt, có công trình sai phạm …

Phó chủ tịch HĐND huyện Phùng Xuân Việt phát biểu tại hội nghị.

    Kết luận tại buổi giám sát, đồng chí Phùng Xuân Việt – Phó Chủ tịch HĐND huyện đề nghị Đảng ủy, HĐND xã Kiêu Kỵ tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát đối với công tác quản lý, điều hành của UBND; có nghị quyết chuyên đề về công tác quản lý đất đai, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đẩy mạnh hoạt động giám sát đặc biệt là các cuộc giám sát chuyên đề về công tác quản lý và sử dụng quỹ đất công; tăng cường đôn đốc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri về lĩnh vực đất đai. Đồng chí Phó chủ tịch HĐND huyện đề nghị UBND xã Kiêu Kỵ tập trung, sâu sát, quyết liệt hơn trong công tác quản lý đất đai, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy xác nhận đăng ký đất đai, quản lý các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã; phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai đảm bảo đúng quy định pháp luật./.

                                                         Đào Hằng – VP HĐND-UBND huyện

BẢN ĐỒ

Quảng cáo

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 7
Tổng: 4.343.710